Hải Phòng: Vườn cây trái nhàu tươi tại khu vực 1 Miền núi xã Lưu Kiếm Thuỷ Nguyên, Hải Phòng của ông Nguyễn Khắc Bối. Bán quả nhàu tại Hải Phòng.

 

Gia đình ông Nguyễn Khắc Bối vào năm 2008 có người nhà mắc bệnh tiểu đường. Nghe tin truyền miệng dân gian và nhiều nguồn internet cho rằng lúc đó cây nhàu và quả nhàu cũng như rễ nhàu, lá nhàu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt, nên ông Bối đã tìm cách xin được cây giống nhàu non mang ra miền Bắc để trồng và nhân giống. Trải qua hơn 20 năm gây dựng vườn cây nhàu, nhân giống và canh tác đến nay trên vườn cây của ông với hơn 1 mẫu vườn bắc bộ tại khu vực 1 miền núi thuộc thôn Hà Vủ xã Lưu Kiếm huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, và nhiều mảnh vườn khác quanh khu vực. Sản lượng hàng năm lên đến hơn 2 tấn trái nhàu tươi và ông vẫn đang phát triẻn thêm. Trái nhàu tươi được nhiều người dân ưa chuộng, được tiêu thụ khắp các tỉnh thành miền Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…, thậm chí cả khu vực Thanh Hoá, Nghệ An cũng đặt mua trái nhàu tươi nơi ông trồng.

Ông Nguyễn Khắc Bối và vườn cây nhàu bắt đầu vào hè cây đang ra hoa, kết trái

Khu vực 1 miền núi phí bắc Thuỷ Nguyên, nơi vùng xâu, vùng xa của thành phố Hải Phòng và là nơi tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh, nơi này có nhiều đồi núi, và nhiều vùng đồng ruộng, đất đai màu mỡ rất thích hợp cho trồng cây ăn trái trong đó có cây nhàu lấy quả. Đặc tính của cây nhàu là cây ưa ánh sáng, ưa nắng, chịu được nắng nóng rất tốt, vào mùa hè cây xanh tốt, cho nhiều trái to và căng mọng, sản lượng lúc này thường đạt mức tối đa.

Thuận lợi khi trồng và canh tác cây nhàu ở chỗ: cây nhàu phát triển nhanh, không bị sâu bệnh, chỉ cần bón phân hữu cơ và tưới tiêu tốt là cây sẽ cho ra nhiều trái to và đều đẹp. Tuy nhiên khó khăn nhất khi trồng cây nhàu ở miền Bắc đó là vào mùa đông khi thời tiết lạnh giá, rét buốt xuống dưới 80c là cây nhàu sẽ chết, lá rũ úa, quả nhàu thâm đen, rất khó khăn cho việc canh tác và gây dựng vườn cây trái nhàu. Lúc này vào mùa đông, ông thường phải đốt lửa sưởi ấm cây, phun nước rửa sương muối đọng trên lá cây, công việc rất vất vả và tốn công chăm sóc mới giữ được vườn cây an toàn khỏi giá rét.

Theo dân gian truyền miệng cây nhàu rất tốt cho sức khoẻ nhất là các bệnh về xương khớp, bệnh gút, tê bì chân tay... Nhà ông có anh con trai bị bệnh xương khớp, đau lưng lâu năm, uống nhiều thuốc không đỡ, một lần đau quá, anh ăn liền 3 quả nhàu chín đến tối thấy dịu cơn đau, rồi sau đó ăn liền trong một tuần rồi dần khỏi hẳn bệnh đau lưng. Dựa vào công hiệu trông thấy của trái nhàu, ông càng quyết tâm trồng thêm nhiều cây hơn và chăm sóc vườn cây kỹ càng hơn.

Ông Bối đang chăm sóc cây nhàu đang ra hoa tại một mảnh vườn phụ gần đó

Vào những năm được mùa, không tiêu thụ hết trái nhàu tươi ông thường vặt trái nhàu ương, trái nhàu chín xuống rồi bổ đôi vào cho vào máy sấy để chuyển thành trái nhàu khô sau đó bọc kỹ vào túi ni-lông để bảo quàn và bán dần cho những ai có nhu cầu sử dụng. Một điều rất đặc biệt ở trái nhàu khi sấy khô xong là trái nhàu sẽ trở nên có mùi hương rất thơm, thơm rất đặc biệt mà không cần cho bất kỳ một chất phụ gia hương liệu nào vào. Với trái nhàu sấy khô thì do phải chi phí giá thành về điện nên thường có giá thành đắt hơn những trái nhàu được cắt lát mỏng và phơi khô.

Hiện nay người dân vẫn ưa thích sử dụng trái nhàu tươi hơn bởi vì cho rằng trái nhàu tươi thì còn nguyên giá trị của các chất dinh dưỡng trong đó và dễ dàng cho việc xay sinh tố hay ăn quả lúc đang chín, điều đó là hợp lý. Tuy nhiên với trái nhàu tươi thì khó khăn cho việc vận chuyển giữa các tỉnh xa với nhau, bởi trái nhàu tươi già, sẽ chín rất nhanh, chỉ cần hái trái nhàu tươi già, trái nhàu ương từ trên cây xuống khoảng 3 đến 4 tiếng sau trái nhàu sẽ chín nhũn, dễ dập nát, chảy nước trong quá trình vận chuyển. Theo ông Bối kể lại, với khách ở xa ông thường gửi ô tô khách chạy trong ngày để tránh quả chín nhanh và dập nát trong quá trình vận chuyển. Còn với trái nhàu khô ông có thể gửi theo đường bưu điện trong vòng 3 hoặc 4 ngày gửi.

Hình ảnh trái nhàu tươi trưởng thành bổ đôi, và trái nhàu tươi còn trên cây

Nhiều người thường gọi điện cho ông Bối hỏi cách tư vấn và bảo quản khi sử dụng trái nhàu như thế nào ông thường rất tận tình, tỉ mỉ chia sẻ như sau: Với trái nhàu chín người sử dụng có thể xay sinh tố, lọc bỏ hạt hoặc ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước rồi uống, mỗi lần ăn chỉ từ 2 đến 3 quả. Với trái nhàu khô có thể sắc lấy nước uống hoặc nghiền thành bột cho vào màng lọc rồi hãm nước sôi như trà để uống. Với trái nhàu tươi có thể bổ đôi hoặc cho cả quả vào hũ sành cho thêm đường phen vào để khoảng 10 tiếng đồng hồ sau đó đổ rượu nguyên chất vào để ngâm. Với trái nhàu khô việc bảo quản rất dễ dàng nhưng cần lưu ý là cần phải bọc kỹ trong túi ni-lông, để ở nơi thoáng mát, mỗi khi lấy ra sử dụng sau đó phải bọc kỹ lại ngay. Thi thoảng kiểm tra nếu thấy có hiện tượng có con mọt bên trong thì ngay lập tức phải bỏ ra cho vào chảo rang nóng lại, sau đó lại bọc kỹ vào trong túi ni-lông để bảo quản.

Đến nay trải qua nhiều năm thăng trầm lên xuống về giá cả; áp lực phải trồng những cây trồng khác đem lại giá trị kinh tế cao hơn, nhưng ông vẫn một lòng kiên quyết giữ lại vườn cây nhàu tươi nơi ông đã gắn bó với chúng bao nhiêu năm nay để mang lại loài cây có ích cho cuộc đời.

Địa chỉ liên hệ với ông Nguyễn Khắc Bối - Thôn Chợ Tổng, xã Lưu Kiếm, huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng.

            Điện thoại: 0355.113.996 - 0763.401.102

                                                                                                                        Mạnh Hà

Đăng nhận xét

0 Nhận xét