Bán lá vối sấy khô nguyên chất đóng gói tại xã Lưu Kiếm, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

Lá vối sấy khô nguyên chất Hà Hạnh.



Sản phẩm lá vối sấy khô nguyên chất thơm ngon khó cưỡng

Gia đình tôi có trồng và sản xuất, bán lá vối tươi, lá vối sây khô, số lượng lớn phục vụ cho người tiêu dùng khắp cả nước, đặc biệt là cư dân các khu nội thành không có đất để trồng cây lá vối. Lá vối tươi và lá vối khô dùng để hãm nước uống vào mùa hè nắng nóng và các ngày trong năm là loại nước uống yêu thích phổ biến của người Việt Nam chúng ta hàng trăm năm nay. Lá vối của gia đình tôi được hái từ lá vối tươi sau đó thái nhỏ rồi sấy khô sau đó đóng gói cẩn thận, dán tem mác an toàn trong túi ni-lông đóng kín.

Một túi lá vối khô thái nhỏ như chè khô, trọng lượng 100g với giá bán 25.000 đ/1 gói.





Gia đình tôi có diện tích đồi núi rộng lớn có trồng nhiều loại cây như cây lá vối để nấu nước uống, cây nhàu tươi để làm thuốc uống hỗ trợ điều trị bệnh và nhiều cây khác… Lá vối khô, lá vối tươi sau khi đun hoặc hãm với nước sôi rồi lấy nước uống giải khát. Mùi hương của lá vôi khi hãm với nước rất thơm ngon, càng uống càng muốn uống thêm. Uống nước lá vối rất hợp sau khi ăn tiệc, ăn cỗ rất an toàn vì lá vối không có tác dụng phụ sau khi mọi người ăn thịt cá và nhiều loại thức ăn có nhiều chất đạm và chất dinh dưỡng rất an toàn và được sử dụng rộng rãi hàng trăm năm qua trong nhân dân các tỉnh miền bắc.


Địa chỉ: Thôn Chợ Tổng, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Liên hệ: 0355.113.996.

(Chuyển phát bưu điện 1 đến 2 ngày là tới nơi).

Công dụng của lá vối đối với sức khỏe và một số bài thuốc

Lá vối được xem là một vị thuốc quý, thường được dùng để đun nước uống hằng ngày. Loại lá này mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, gout, mỡ máu tăng cao… Trong bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin chi tiết về công dụng của lá vối đối với sức khỏe và một số bài thuốc hữu ích từ loại thảo dược này.

Đặc điểm: Cây vối hay còn được gọi là cây trâm nắp, thuộc họ Sim Myrtaceae, có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus. Đây là một loại thực vật có hoa, thân gỗ với chiều cao trung bình từ 5 – 6m và đường kính thân cây khoảng 50 cm. Vỏ cây có màu nâu đen, cành cây tròn, nhẵn, nứt dọc.

Lá vối có màu xanh nhạt, hình bầu dục và nhọn ở phần đầu lá. Phiến lá dày, và cứng, lá già có nhiều chấm đen ở mặt dưới lá, với mùi thơm dễ chịu, vị hơi đắng hoặc chát.

Hoa lá vối có màu trắng lục, mọc thành 3 – 5 cụm và không có cuống hoa. Thời điểm ra hoa của cây lá vối là từ tháng 5 đến tháng 7.

Có 2 loại cây vối, đó là vối nếp và vối tẻ. Vối nếp có lá nhỏ và màu vàng xanh còn vối tẻ có lá to hình thoi và màu xanh thẫm.

Phân bố: Cây vối có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam, cây vối được phân bố chủ yếu ở những vùng trung du Bắc Bộ và vùng đồng bằng như Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai…

Loại cây này thường mọc hoang ở bờ hồ, suối và trồng ở nhiều nơi để lấy lá, nụ hoa pha trà, hãm nước uống.

Thành phần hóa học của lá vối bao gồm: 4% tinh dầu, các thành phần khác như tanin, alkaloid, một số loại vitamin, khoáng chất,…

Tổng quan về cây vối

Nước lá vối là gì?

Nước lá vối là một loại nước uống thường được nấu từ lá vối tươi hoặc lá vối khô. Đây là một loại nước uống thông dụng tương tự như nước lá chè xanh. Nước lá vối cũng có thể được nấu từ lá cây kết hợp với rễ cây, vỏ và thân cây hoặc nụ hoa của cây vối.

Đối với nước lá vối tươi, chỉ cần rửa sạch lá và đem đi nấu là đã có thể dùng được ngay. Còn đối với nước lá vối khô, cần thực hiện thêm một công đoạn là ủ lá cho đến khi lá chuyển sang màu đen thì đem phơi khô, sau đó có thể bảo quản và dùng dần.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối khô sau khi ủ sẽ làm nước trở nên ngon hơn, an toàn hơn lá tươi vì trong lá có chất kháng khuẩn, sử dụng lá khô sẽ giúp hạn chế việc tiêu diệt hết các lợi khuẩn tốt cho cơ thể.

Cách nấu nước lá vối rất đơn giản: Lá vối khô sau khi rửa sạch cho vào ấm, cho nước vào đun đến sôi rồi sau đó có thể uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ hoa của cây vối cũng được nấu sôi hoặc thường được hãm trong nước sôi như cách hãm các loại trà.

Nước lá vối là gì?

Lá vối có công dụng gì với sức khỏe

Lá vối không chỉ là một loại nước uống phổ biến mà còn là loại thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. như:

Hỗ trợ tiêu hóa

Hoạt chất trong loại lá này có tác dụng kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa, ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu. Do đó, uống nước lá vối giúp ăn ngon miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Hợp chất flavonoid có trong nụ vối hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm mỡ máu. Uống nước lá vối đúng cách giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

Trị bệnh lở ngứa, chốc đầu

Trong lá vối chứa chất kháng viêm và kháng khuẩn với khả năng sát khuẩn cao. Hoạt chất này có tác dụng trị lở ngứa, chốc đầu và một số bệnh ngoài da.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Có công dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu, thải độc và tăng khả năng đào thải acid uric. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành bệnh gout.

Làm giảm mỡ máu

Lá vối chứa các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Loại lá này giàu beta-sitosterol, đây là chất có tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol và giảm mỡ máu cho cơ thể.

Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính

Chất tanin trong lá có chức năng bảo vệ niêm mạc ruột, giúp đại tràng khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, tinh dầu trong lá có tính kháng khuẩn, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau bụng và đi ngoài phân sống.

12 công dụng của quế đối với sức khỏe

Kali có vai trò gì đối với sức khỏe? Cách bổ sung kali hiệu quả

Lá vối có công dụng gì với sức khỏe

Nước lá vối giúp giảm đau bụng, viêm đại tràng mãn tính (Nguồn: Internet)

Cách dùng lá vối

Lá vối có thể dùng để pha trà bằng cách hãm nước sôi, sau đó uống nóng. Lá, vỏ, thân, nụ, hoa vối được nấu làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính hay kiết lỵ.

Bào chế thành dạng siro dùng thoa vào các khớp đau, sưng, đỏ hoặc uống để điều trị phong thấp.

Nước lá vối đặc hỗ trợ sát trùng, vệ sinh các vết lở loét, mụn nhọt, chốc lở…

Khi nấu nước lá tươi, sử dụng từ 4-5 lá pha với nước sôi để khoảng 20 phút là có thể dùng được. Còn khi hãm nước lá khô, lấy từ 5-6 lá, pha với khoảng 1,5 lít nước đun sôi, để khoảng 20 phút sau là có thể uống.

Cách dùng lá vối

Hãm lá vối bằng nước sôi để pha trà

Một số bài thuốc từ lá vối

Sau đây là một số bài thuốc hữu ích từ lá vối mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu

Phát triển y tế chuyên sâu, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Lấy khoảng 6 – 12g thân cây vối, sắc lấy nước uống, dùng 2 lần một ngày. Nếu nấu với nụ vối, lấy khoảng 10 – 15 g nụ sắc lấy nước uống, uống 3 lần một ngày.

Bài thuốc chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính

Sử dụng khoảng 200g lá vối tươi, vò nát, đem đi hãm với 2 lít nước sôi, để khoảng 1 giờ, sau đó có thể dùng uống thay nước.

Bài thuốc chữa lở ngứa, chốc đầu

Nấu nước lá vối đặc thoa vào vùng bị viêm da, lở ngứa để điều trị. Sử dụng một lượng vừa đủ nấu nước để tắm, gội đầu và vệ sinh kỹ vùng bị chốc lở.

Bài thuốc giảm mỡ máu

Dùng khoảng 15 – 20g nụ vối, hãm lấy nước uống, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc điều trị bệnh gout

Lấy khoảng 20g lá vối tươi hoặc lá vối khô, nấu cùng 2 lít nước lọc, đun lửa nhỏ đến khi nước thuốc còn lại khoảng 1,5 lít, uống thay nước lọc mỗi ngày.

Một số bài thuốc từ lá vối

Những lưu ý khi dùng lá vối

Nước lá vối chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, không có tác dụng chữa bệnh, do đó cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Mỗi ngày chỉ uống một ấm trà hoặc một ly nước, không lạm dụng quá mức và dùng thay nước lọc, bởi vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể.

Không uống nước lá vối ngay sau khi ăn, điều này có thể làm giảm việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ lượng thức ăn cũng như từ lá vối.

Không uống loại nước này khi đang đói bụng: Uống nước vối khi đói bụng sẽ kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột, gây mệt mỏi và mất năng lượng.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc người bệnh đang điều trị bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại nước này để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng nước lá vối với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp tăng hiệu quả của lá và cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.

Cây vối có tác dụng gì? Những công dụng của cây vối đối với sức khỏe như: giải khát, hỗ trợ tiêu hóa, trị gout, bệnh ngoài da,... Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về tác dụng của cây vối nhé!

1. Tổng quan về lá vối

2. Vì sao cây vối có tác dụng chữa bệnh?

3. Công dụng của lá vối, nước vối

Hỗ trợ điều trị gout

Hỗ trợ chữa bệnh ngoài da, lở ngứa, chốc đầu

Giải khát

Hỗ trợ tiêu hoá

Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng

4. Công dụng nụ vối

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Cây lá vối là thực vật có hoa, thân mộc cỡ vừa, cao tới 12 - 15 m. Lá trái xoan, ngược, mũi ngắn, dày, cuống ngắn. Hoa trắng lục, không cuống, mọc thành 3 - 5 cụm gần nách lá đã rụng. Quả hình cầu hoặc hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7 - 12 mm, chín màu tím hoa sim vào tháng 5 - 7. Cây lá vối mọc hoang nhiều ở các nước châu Á, trong đó nụ hoa, vỏ thân và lá được dùng làm thuốc.

2. Vì sao cây vối có tác dụng chữa bệnh?

Ngoài tác dụng tạo bóng mát, lá và nụ của cây còn được được dân gian sử dụng từ lâu để chữa bệnh. Trong lá và nụ cây vối có chứa các thành phần như tanin, chất khoáng, vitamin và tinh dầu. Các chất kháng sinh trong lá vối giúp chống lại vi khuẩn.

3.Công dụng của lá vối, nước vối

Hỗ trợ điều trị gout

Bệnh gút là sự tích tụ acid uric, do tăng sản sinh từ nhiều nguồn như thức ăn, bia rượu,..., và sự kém bài tiết không tốt của thận, gây sưng, đỏ, đau các khớp Lá và nụ cây vối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, lợi tiểu, thải độc giúp tăng đào thải acid uric, từ đó giảm nguy cơ hình thành bệnh gout.

Vối giúp tăng đào thảo acid uric, hỗ trợ điều trị bệnh gout

Hỗ trợ chữa bệnh ngoài da, lở ngứa, chốc đầu

Lá vối có chứa tanin giúp sát khuẩn, chống viêm, làm dịu và giảm mức độ ngứa nổi và kích ứng da. Do đó, sử dụng lá vối giúp chữa các bệnh ngoài da, ghẻ lở, chốc đầu.

Cách thực hiện:

Bước 1: Dùng lá vối tươi sau đó vò nát.

Bước 2: Nấu lá với nước sôi, nấu kỹ.

Bước 3: Lấy nước để tắm gội và rửa nơi lở ngứa, có thể dùng lá phơi khô sắc với nước.

Lá vối có chứa tanin giúp sát khuẩn, chống viêm, làm dịu các vết chốc đầu

Giải khát

Nước lá vối cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Lá vối còn có công dụng giải khát, thanh lọc gan thận, tăng đào thải chất độc qua nước tiểu.

Đối với uống nước lọc thì khoảng sau 30 - 40 phút cơ thể sẽ đào thải hết. Còn uống nước vối thì cơ thể chỉ đào thải khoảng 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được thải ra từ từ sau đó. Nhờ sự đào thải chậm sẽ giúp cơ thể không mất nước, giảm tình trạng khát nước.

Cách thực hiện:

 

Bước 1: Dùng khoảng 6 - 8 lá vối tươi, hơ qua lửa để lá héo lại.

Bước 2: Hãm với nước sôi, uống hằng ngày như uống trà.

Nước lá vối cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể

Hỗ trợ tiêu hoá

Cây lá vối chứa hoạt chất tanin có tác dụng kháng khuẩn, giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột khỏi sự tác động của vi khuẩn gây hại. Nước lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa đầy bụng và khó tiêu.

Nước lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa

Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng

Lá vối chứa nhiều chất dinh dưỡng, chống oxy hóa như flavonoid và có tính kháng viêm từ tinh dầu. Giúp giảm tình trạng đau bụng, khó chịu do viêm đại tràng mạn tính. Cách trị đau bụng và viêm đại tràng bằng lá vối:

Bước 1: Chuẩn bị 200g lá vối tươi

Bước 2: Vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

Lá vối có tính kháng viêm, giảm đau bụng do viêm đại tràng mạn tính

4Công dụng nụ vối

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong nụ vối có chứa thành phần flavonoid hiệu quả trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước nụ vối giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy. Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị 20g nụ vối khô.

Bước 2: Sắc lấy nước, uống 3 lần/ngày.

Ngoài việc sử dụng nụ vối, người bệnh cũng có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm hỗ trợ tiểu đường để giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết, tăng cường chuyển hóa đường và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Lá vối chữa được bệnh gì? 13 Công dụng “tuyệt vời” bạn cần biết!

Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Biên tập viên: Trang Vũ

Lá vối là loại lá dân dã thường được biết đến bằng việc đun nước để uống lại ẩn chứa rất nhiều những công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Cụ thể lá vối chữa được bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

1. TỔNG QUAN VỀ LÁ VỐI

Lá vối là bộ phận của cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus – một loại thực vật có hoa, thân mộc. Chiều cao trung bình của cây là 5-6m nhưng cũng có những cây cao tới 10-15m.

lá vối chữa bệnh gì

Lá vối sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

1.1 Đặc điểm nhận dạng

Hình dạng: Lá vối xanh có hình bầu dục thuôn dài, hoặc hình trái xoan ngược, nhọn ở gốc.

Kích thước: Lá dài từ 8-10cm, rộng khoảng 5-10cm.

Màu sắc: Xanh, trên bề mặt điểm nâu.

Mùi vị: Thơm dễ chịu, vị hơi đắng, chát.

Cây vối xuất hiện ở nhiều vùng tại Việt Nam. Chúng sống tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Loại cây này cũng có thể được tìm thấy ở một số nước có khí hậu Nhiệt đới Châu Á.

 

1.2 Thành phần

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá nụ vối chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe con người như:

Tanin

Axit triterpenoid

β – sitosterol

Sterol

Các khoáng chất, vitamin và kháng sinh tự nhiên…

Từ xa xưa, người Việt đã sử dụng lá, thân và nụ vối để nấu nước uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được những lợi ích mà loại cây này mang lại cụ thể như thế nào. Vậy, trên thực tế lá vối có tác dụng gì?

1.3 Cách sử dụng

Một số cách sử dụng phổ biến của cây vối:

Nước lá vối tươi: Sử dụng trực tiếp từ phần lá tươi, chỉ dùng khoảng 5-7 lá một lần pha. Để tránh mùi ngái, khó uống, trước khi hãm trà tươi, nên hơ lá qua lửa nóng.

Dùng lá khô: Phơi khô sẽ giúp bảo quản lâu hơn và dùng được quanh năm. Sử dụng vối khô tương tự lá tươi, đem hãm với nước sôi uống thay trà.

Dùng phần nụ vối: Ngoài phần lá, nụ vối cũng là bộ phần thường được sử dụng của cây vối. Nụ vối dùng phơi khô, đem hãm trà với tỷ lệ khoảng 20g cho một ấm trà.

2. TOP 13 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA LÁ VỐI – CÁC BÀI THUỐC THƯỜNG DÙNG

Nhiều nghiên cứu Y học Cổ truyền và Y học hiện đại đã chỉ ra loại lá này rất tốt cho cơ thể nhất là với hệ tiêu hóa, miễn dịch cũng như hệ cơ xương khớp. Công dụng của lá vối tươi và khô nhìn chung giống nhau. Cụ thể như:

tác dụng của lá vối

Lá vối có tác dụng gì? 13 tác dụng của lá vối xanh và khô

2.1. Chè vối giúp thanh lọc cơ thể

Theo Y học cổ truyền, nước vối có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Thường xuyên uống sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn thông qua đường tiết niệu. Bạn có thể uống nước vối quanh năm nhất là vào mùa nắng nóng để giải nhiệt thay cho nước lọc.

2.2 Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa

Như đã nói ở trên, trong thành phần của cây lá vối chứa hoạt chất tanin có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường ruột tránh những vi khuẩn gây hại. Có thể thấy trong dân gian, người ta hay dùng lá vối trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy…

Tham khảo bài thuốc trị tiêu chảy từ lá vối:

Dùng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu.

Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô.

Sắc với 500ml nước đến khi còn 100ml thì dừng.

Chia làm 2 lần uống trong ngày để cải thiện tiêu chảy.

2.3 Giúp phụ nữ mang thai hấp thu tốt dinh dưỡng cho cơ thể

Với các chị em phụ nữ mang thai, uống nước lá vối sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nước vối cũng bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu ăn ngon miệng, lợi sữa, đảm bảo sức khỏe và thể chất của bé sơ sinh sau này.

2.4 Hỗ trợ giảm mỡ máu

Theo nghiên cứu, thành phần beta-sitosterol trong loài cây này giúp điều hòa chuyển hóa cholesterol máu. Từ đó đưa các chỉ số mỡ xấu và mỡ tốt về mức ổn định.

Bài thuốc hạ mỡ máu từ cây vối:

Sử dụng 15-20g lá vối tươi hoặc nụ vối hãm lấy nước uống.

Ngày uống 3 lần.

Sử dụng thường xuyên để cải thiện tình trạng mỡ máu.

2.5 Uống nước vối hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da

Cây vối rất tốt với những người mắc các bệnh về gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ… khiến da vàng vọt. Uống nước vối thường xuyên sẽ phần nào tăng hiệu quả thanh lọc, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho gan. Với những người bình thường uống nhiều loại nước này cũng giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.

2.6 Giảm cân hiệu quả

Ngoài chế độ ăn nghiêm ngặt kết hợp luyện tập thể dục, nhiều chị em còn cho biết bí quyết giảm cân hiệu quả của họ là uống nước lá vối mỗi ngày. Theo nghiên cứu, loại nước này giúp cơ thể tăng đào thải mỡ thừa, đặc biệt là mỡ vùng bụng.

Cách giảm cân bằng lá vối:

Hãm khoảng 20g nụ vối khô hoặc một nhúm lá khô với 2,5l nước.

Dùng uống mỗi ngày.

Lưu ý: Không uống nước vối khi đói, không nhịn ăn để giảm cân.

2.7 Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Trong các vấn đề tiêu hóa mà lá vối cải thiện phải kể đến bệnh viêm đại tràng. Nhờ hàm lượng tanin, giúp loại thảo mộc này bảo vệ niêm mạc đại tràng cực tốt. Các tinh dầu trong lá vối cũng góp phần kháng khuẩn nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn bên trong đại tràng. Một số kháng sinh thực vật trong loại lá này cũng được ghi nhận có thể tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại như: Salmonella, Streptococcus… Vào mùa đông lá sẽ có hàm lượng kháng sinh cao nhất.

lá vối hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng

Nước vối có thể hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

Chính vì vậy, người bệnh đại tràng có thể uống nước vối để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Nhất là các trường hợp mắc viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.

Xem thêm Học cách chữa viêm đại tràng bằng lá vối cực hiệu quả tại nhà

2.8 Tác dụng của lá vối với da

Cả nước lá vối tươi và khô đều được liệt vào “nhóm thuốc” sát khuẩn, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, nấm ngứa.

Uống nước vối thanh nhiệt cũng là cách để hạn chế mụn nhọt, mụn trứng cá. Chiết xuất từ lá vối có khả năng làm liền vết bỏng hiệu quả, ngăn ngừa sẹo xấu trên da.

2.9 Nước vối tươi giúp lợi tiểu

Từ xa xưa, trà vối đã được dùng như một bài thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc gan thận. Từ đó giúp cơ thể đào thải các chất độc thông qua hệ bài tiết.

Cách thực hiện:

Rửa sạch vài lá vối tươi, để ráo nước.

Đem hơ qua lửa cho héo.

Đun với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.

2.10 Tốt cho người bệnh gout

Nhiều tài liệu Đông y cho rằng, nước lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể hỗ trợ đào thải acid uric. Từ đó có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout.

Bên cạnh đó, các hoạt chất trong loại lá này cũng có khả năng kháng viêm hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng đau do bệnh gout gây ra. Người bệnh có thể kết hợp nấu nước vối với quả dứa dại hoặc chuối hột rừng để cái thiện các cơn đau nhức trong những đợt bệnh bùng phát.

Xem thêm:  Lá vối chữa bệnh gút (gout) có tốt không? Hiệu quả như thế nào?

2.11 Tốt cho người suy nhược cơ thể

Uống một cốc nước vối mỗi ngày có thể giúp cơ thể được tiếp thêm năng lượng, xua tan tình trạng suy nhược, mệt mỏi, hỗ trợ hoạt động tốt hơn.

Bài thuốc cải thiện suy nhược cơ thể:

Sử dụng 16g lá vối khô, 8g cam thảo, 16g trần bì tán thành bột mịn.

Thêm vào 3 lát gừng tươi.

Đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống hàng ngày.

2.12 Hỗ trợ phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, cây vối nằm trong danh sách những loại thảo mộc có khả năng phòng ngừa các biến chứng cho người bệnh tiểu đường như: xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Người bệnh có thể uống nước vối hoặc nụ vối mỗi ngày để duy trì đường huyết ở mức độ ổn định.

2.13 Làm dịu mẩn ngứa, chốc đầu

Với các trường hợp mẩn ngứa, dị ứng, chốc đầu, có thể nấu nước lá vối để tắm và gội đầu. Tính kháng khuẩn trong loại lá này sẽ giúp phục hồi các vùng da mẩn ngứa, tổn thương và điều trị chốc đầu hiệu quả.

Bài thuốc trị viêm da:

Rửa sạch một nắm lá vối tươi để ráo nước.

Vò nát rồi sắc lấy nước đặc.

Dùng nước này bôi lên vùng da bị viêm, lở.

3. ĐÁNH GIÁ: UỐNG NƯỚC LÁ VỐI CÓ TỐT KHÔNG?

Nhiều người lo lắng khi uống nước vối trong thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, theo hầu hết các tài liệu Y học Cổ truyền ghi nhận, thì loại nước này khá an toàn và hầu như không có tác dụng phụ với cơ thể nếu được sử dụng đúng cách. Cho đến nay, lá vối vẫn được xem là loại thảo mộc an toàn và lành tính. Chính vì vậy, chúng ta có thể yên tâm sử dụng loại lá này cũng như nước uống từ nó.

Để đánh giá chi tiết hơn, cùng điểm qua một số ưu nhược điểm của loại cây này:

Ưu điểm:

Dễ kiếm, tiết kiệm chi phí khi sử dụng.

Lành tính cho người sử dụng.

Phù hợp với nhiều đối tượng.

Hiệu quả đã được kiểm nghiệm.

Nhược điểm:

Nhiều người cho rằng loại nước này khó uống.

Hiệu quả chậm, cần kiên trì áp dụng.

Không thay thế được thuốc chữa bệnh.

4. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ VỐI

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, lá vối tươi mang đến hiệu quả trị bệnh cao hơn loại lá đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, tính kháng viêm và kháng khuẩn từ lá tươi lại rất mạnh nên có thể dẫn đến tác dụng ngược là gây mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn bên trong cơ thể. Do đó, bạn nên dùng lá vối khô để pha nước uống hàng ngày.

Ths.bs Nguyễn Thị Hằng

Theo Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, cần sử dụng vối đúng liều lượng để tránh gây hại cho cơ thể

Bên cạnh đó, khi sử dụng, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

Tránh uống nước vối khi đói, bởi sẽ khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, tăng nhu động ruột, gây mệt mỏi, choáng váng.

Không uống quá nhiều nước vối một ngày, chỉ cần uống khoảng một ấm trà hoặc một ly nước là đủ. Tránh uống thay nước lọc, gây ảnh hưởng tới hệ bài tiết.

Cần kết hợp thêm chế độ ăn uống cũng như chế độ tập luyện hợp lý để gia tăng hiệu quả.

Tác dụng của lá vối rất tốt trong điều trị một số bệnh của con người. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất kỳ một công thức nào từ lá này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn.

Uống nước lá vối có làm 'yếu sinh lý'?

SKĐS - Nước lá vối là loại nước uống quen thuộc và có nhiều lợi ích với sức khỏe. Với nam giới, uống nước lá vối có làm 'yếu sinh lý' là băn khoăn của nhiều quý ông.

Cây vối là một loại cây thân gỗ, sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim.

Lá vối có hình trái xoan ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn nhỏ ở chóp lá. Hai mặt lá màu xanh nhạt, có đốm nâu (xuất hiện ở lá giữa), phiến dày cứng.

1. Tác dụng của lá vối với sức khỏe

Theo Đông y, lá có vị đắng nhẹ, hơi chát, tính hàn, quy kinh phế, can, bàng quang; có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, điều hòa chức năng phổi, gan, bàng quang.

Không chỉ là thức uống giải khát, thanh nhiệt, mát gan mà nước vối còn cung cấp một lượng nước, khoáng chất hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu, loại bỏ các độc tố trong cơ thể; cải thiện tình trạng tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại vi khuẩn gây hại trong đường ruột; hỗ trợ điều trị đái tháo đường do lá vối chứa polyphenol, hoạt chất có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Duy trì thường xuyên một lượng nước vối phù hợp sẽ giúp hỗ trợ hạ mỡ máu, bảo vệ tế bào B tuyến tụy, hỗ trợ tim mạch...

2. Lưu ý khi sử dụng nước lá vối

- Không uống nước vối khi đói, vì lá vối có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột do đó, uống khi đói sẽ khiến bụng cồn cào khó chịu.

- Sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng kéo dài lá vối tươi có thể ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể, hao huyết.

- Nên chia ra nhiều lần uống trong ngày, không uống nhiều nước vối một lúc.

- Không uống sau ăn vì có thể ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

- Không dùng cho người có thể trạng gầy yếu suy nhược.

- Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, phụ nữ có thai không nên dùng nước vối quá nhiều, quá đặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bài tiết.

- Chọn lá vối có chất lượng tốt, sạch sẽ, không bị phun thuốc trừ sâu, có chứa thành phần chất bảo quản có hại cho cơ thể.

- Những người đang điều trị bệnh, sử dụng thuốc tây y, thuốc nam không nên uống nước lá vối, vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc đang sử dụng. Nếu muốn sử dụng lá vối làm nước uống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nước vối không nên uống nhiều trong một lúc hoặc không uống khi bụng đói.

3. Tác dụng của lá vối trong việc hỗ trợ sinh lý nam giới

Uống nước lá vối không hại thận, không gây yếu sinh lý. Ngược lại, nếu uống nước lá vối đúng liều lượng, đúng chỉ định giúp nam giới:

Hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu, cân bằng đường huyết, giúp duy trì ổn định quá trình sản sinh testosterol, hormone quan trọng đối với số lượng, chất lượng tinh trùng; đồng thời giúp lượng máu lưu thông tới dương vật tốt hơn, giúp sự cương cứng tốt hơn.

Nước vối chứa chất chống oxy hóa, tinh dầu có khả năng kháng khuẩn giúp giảm viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, bảo vệ chất lượng tinh trùng.

Lá vối còn giúp điều hòa chức năng gan, phổi, bàng quang, giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể.

Do vậy, uống nước vối đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng (liều 15-20g/ ngày, chia nhiều lần uống), không gây yếu sinh lý mà ngược lại còn hỗ trợ khả năng sinh lý cho đàn ông.

Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?

Nước lá vối là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy nhưng uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?

Lá vối là thức uống có nhiều công dụng đối với sức khoẻ. Vậy nhưng uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?

Uống nước lá vối có tác dụng gì?

Nước lá vối là thức uống được nhiều người yêu thích và sử dụng để thanh nhiệt và giảm cân. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương, lá và nụ vối từ lâu được nhân dân ta nấu với nước để uống vừa thơm vừa tiêu cơm. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ.

Lá vối: Vị đắng cay, hơi chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt gan, phổi và bàng quang. Nước lá vối sắc đặc tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ giảm đau, hỗ trợ giảm huyết áp do gan nóng, tiêu đờm bình suyễn.

Dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè làm mát huyết, trị cảm nắng, khi làm việc ngoài trời nắng, uống nước lá vối có tác dụng điều hòa thân nhiệt.

Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?

Bài viết của BS Vũ Duy Thành trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, uống nước lá vối đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng rất tốt cho sức khoẻ. Bạn có thể uống nước lá vối mỗi ngày nhưng chỉ nên uống từ 15-20g lá sắc uống/ một ngày và nên chia nhiều lần uống.

Uống nước vối mỗi ngày có được không là băn khoăn của nhiều người

Ngoài ra để nước vối phát huy hết tác dụng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

- Không uống nước vối khi đói, vì lá vối có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột do đó, uống khi đói sẽ khiến bụng cồn cào khó chịu.

- Sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng kéo dài lá vối tươi có thể ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể, hao huyết.

- Nên chia ra nhiều lần uống trong ngày, không uống nhiều nước vối một lúc.

- Không uống sau ăn vì có thể ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

- Không dùng cho người có thể trạng gầy yếu suy nhược.

- Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, phụ nữ có thai không nên dùng nước vối quá nhiều, quá đặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bài tiết.

- Chọn lá vối chất lượng tốt, sạch sẽ, không bị phun thuốc trừ sâu, chứa thành phần chất bảo quản có hại cho cơ thể.

- Những người đang điều trị bệnh, sử dụng thuốc tây y, thuốc nam không nên uống nước lá vối, vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc đang sử dụng. Nếu muốn sử dụng lá vối làm nước uống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?". Hãy uống nước lá vối đúng cách để tốt cho sức khoẻ nhé.

Uống nước lá vối lúc nào mới có tác dụng?

Lá vối và nước lá vối có nhiều công dụng tốt cho cơ thể mà nhiều người chưa biết. Nhưng để có tác dụng đó, cần phải dùng đúng cách, trong đó phải uống nước lá vối đúng thời điểm.

Uống nước lá vối lúc nào mới có tác dụng

Uống nước lá vối cần đúng thời điểm để có tác dụng tốt. Ảnh: Phạm My

Cây vối chứa một số khoáng chất, vitamin và tinh dầu tạo nên mùi thơm nhẹ, dễ chịu.

Ngoài ra, vối cũng chứa kháng sinh giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại cho cơ thể. Trong nụ vối có chứa thành phần giúp chuyển hóa cholesterol làm giảm mỡ máu. Trong vối cũng có các chất béo, tannin catechic, sterol và gallic. Cây lá vối có tính mát, vị đắng chát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, hạ khí, sát trùng.

Với những tác dụng đó, từ rất lâu rồi vối được dùng làm trà để uống. Các bộ phận như vỏ thân, lá, nụ của cây vối đều được làm thuốc chữa bệnh. Lá vối tươi hay khô sắc đặc đều có tính chất sát trùng, rất thích hợp để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa.

Uống nước lá vối hầu như không có tác hại. Tuy nhiên, nếu uống sai cách hoặc sai thời điểm thì sẽ có tác hại. Nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe. Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Một điểm lưu ý là không nên uống quá nhiều nước vối. Nên uống nước từ lá vối khô và nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi.

Đặc biệt không nên uống nước lá vối ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Trẻ em không nên uống nước lá vối.

4 sự khác nhau của việc uống nước mật ong vào các thời điểm trong ngày

4 sự khác nhau của việc uống nước mật ong vào các thời điểm trong ngày

Mật ong là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin, canxi, sắt, mangan và kali. Do đó, thường xuyên uống một ít mật ong sẽ...

5 loại rau củ giúp loại bỏ cục máu đông, hạ mỡ máu

5 loại rau củ giúp loại bỏ cục máu đông, hạ mỡ máu

Ngoài việc không ăn quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường và gây kích thích, chúng ta cũng nên ăn nhiều rau xanh để bỏ cục máu đông , hạ...

Cách dùng kem chống nắng cho da mụn

Cách dùng kem chống nắng cho da mụn

Da mụn có nên dùng kem chống nắng không là câu hỏi của rất nhiều người, nhất là vào mùa hè.

 Lá vối

Lá vối là loại lá được sử dụng để đun nước uống hàng ngày để giảm cân và thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, lá vối còn có nhiều công dụng điều trị một số bệnh lý như viêm da, đái tháo đường và  một số bệnh lý khác,…

uống nước lá vối trị bệnh gì?

Tên gọi khác: Mạn kinh tử (hạt vối), cây trâm nắp

Tên khoa học:  (Roxb.) Merr. et Perry (Eugenia operculata Roxb.)

Họ: Thuộc họ Sim – Myrtaceae

Mô tả về dược liệu Lá vối

1. Đặc điểm cây thuốc

Cây lá vối là một loại thực vật có hoa, thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12 – 15 m. Vỏ cây có màu nâu đen, nứt dọc, cành cây tròn hoặc thỉnh thoảng có hình 4 cạnh nhẵn.

Lá vối có hình trái xoan, ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn nhỏ ở chóp lá. Hai mặt là màu xanh nhạt, có đốm nâu, phiến lá dày, dai, cứng. Lá già có nhiều chấm đen ở mặt dưới lá. Lá dài khoảng 8- 9 cm, rộng 4 – 8 cm, cuống lá ngắn khoảng 1 đến 1,5 cm.

Hoa lá vối gần như không có cuống, màu trắng lục mọc thành 3 – 5 cụm trải ra ở những nách lá đã rụng. Nụ hoa vối dài nhỏ có 4 cánh, nhiều nhị.

Cây lá vối ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7. Sau đó kết quả, quả hình cầu hoặc hình trứng thuôn dài, nhăn nheo có đường kính khoảng 7 – 12 mm, nhám, có chứa dịch bên trong, khi chín màu tím hoa sim.

2. Dược liệu

Bộ phận dùng làm thuốc: Nụ hoa, vỏ thân, lá.

3. Phân bố

Cây lá vối là loài cây nhiệt đới phân bố rộng rãi ở nhiều nơi ở châu Á, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam,…Ở nước ta, lá vối thường mọc hoang ở bờ hồ, suối và trồng ở nhiều nơi để lấy lá, nụ hoa pha trà, hãm nước để uống.

Khu vực phân phối cây lá vối phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Trung du Bắc bộ như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thanh Hóa, các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Vũng Tàu,…

4. Bộ phận sử dụng

Lá vối và nụ hoa được dùng để làm trà, nấu nước uống điều trị một số bệnh lý.

5. Bào chế thuốc

Lá vối, nụ hoa có thể dùng tươi hoặc ủ lên men trước khi dùng đều được.

Cách ủ lá, nụ vối: Lá và nụ vối sau khi thu hoạch, rửa sạch nhựa, để thật ráo nước. Cho vào thúng, rỗ tre sau đó dùng rơm rạ phủ lên trên cho đến khi lá hoặc nụ chuyển sang màu đen thì lấy ra phơi khô, lưu trữ và sử dụng dần. Mục đích của việc ủ lá vối là để phá hủy các chất diệp lục bên trong lá và loại bỏ mùi nhựa, từ đó chất lượng nước vối sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, người ta cũng thu hoạch lá vối và nụ vối tươi để phơi khô làm thuốc.

6. Bảo quản

Bảo quản lá vối khô, lên men trong thùng, hộp kín, tránh nơi có nhiệt độ quá cao, ẩm ướt và sâu bọ, côn trùng.

7. Thành phần hóa học

Trong lá vối có chứa tamin, một số khoáng chất, vitamin và khoảng 4% tinh dầu. Do đó, lá vối thường có mùi thơm dễ chịu và có chất kháng sinh chống lại nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Trong nụ vối có chứa Beta – Sitosterol có khả năng chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ kháng sinh và làm giảm lượng mỡ trong máu.

Các bộ phận khác nhau của lá vối có thể chứa sterol, chất béo, tanin catechic và gallic. Nụ và lá vối có chứa acid triterpenic.

Vị thuốc Lá vối

cây lá vối uống có tốt không

Lá, nụ vối được ứng dụng để là thuốc điều trị bệnh

1. Tính vị

Theo y học cổ truyền Mạn kinh tử (quả vối) có vị đắng, cay, tính hơi hàn có tác dụng thanh lọc máu, điều trị phong nhiệt.

Lá vối vị đắng, hơi chát, chứa một ít độc tố nhẹ có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, điều hòa gan, phổi và bàng quang. Nước lá vối có tính kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, tiêu đờm, điều chỉnh huyết áp do gan nóng. Sử dụng nước nấu hàng ngày có thể tiêu thực, làm giảm mỡ máu, điều trị cảm nắng, điều hòa thân nhiệt.

2. Quy kinh

Lá vối quy vào kinh phế, can và bàng quang.

3. Tác dụng dược lý

Hỗ trợ tiêu hóa: Trong lá vối có chứa Tanin có thể bảo vệ niêm mạc ruột, kháng khuẩn và chống lại các loại vi khuẩn gây hại trong niêm mạc ruột.

Kháng khuẩn: Trong lá và nụ vối có chứa chất kháng sinh thực vật có thể tiêu diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh. Thường được ứng dụng để chữa các bệnh viêm da, mụn nhọt, viêm đại tràng mãn tính, lỵ trực trùng.

Hỗ trợ đảo ngược các tế bào ung thư: Trong nụ vối có chứa một hợp chất gọi là Polyphenol có thể đảo ngược các tế bào ung thư đa kháng thuốc.

4. Cách dùng – Liều lượng

Cách dùng:

Lá dùng là trà, hãm nước sôi, uống nóng. Hoa nhỏ thu hái sau đó cũng được dùng pha trà uống. Ngoài ra, có thể hãm lá, nụ, hoa vối với lá Bạch đàn, Hoắc hương để hỗ trợ tiêu hóa.

Sắc nước lá vối đặc có thể kháng sinh, sát trùng để rửa, vệ sinh mụn nhọt, lở loét, ghẻ, chốc lở.

Lá, vỏ, thân, nụ, hoa vối có thể ứng dụng để sắc thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mãn tính, kiết lỵ.

Có thể bào chế thành dạng siro dùng thoa vào các khớp đau, sưng, đỏ và uống trong để điều trị phong thấp.

Liều lượng: Phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng.

Bài thuốc sử dụng Lá vối

cây lá vối chữa được bệnh gì

Sử dụng nước lá vối thường xuyên có thể thanh lọc cơ thể và điều trị một số bệnh

1/ Chữa lở ngứa, chốc đầu

Sử dụng một lượng vừa đủ nấu nước để tắm, gội đầu và vệ sinh kỹ ở nơi lở ngứa, chốc lở.

2/ Chữa bỏng

Lấy vỏ cây lá vối cạo phần vỏ thô, rửa sạch, để ráo nước mang đi giã nát. Hòa với nước sôi để nguội sau đó lọc lấy phần nước thoa lên chỗ bỏng.

Bài thuốc có thể làm tăng tiết dịch, giảm sưng phồng, làm dịu các cơn đau và hạn chế sự phát triển của vi trùng.

3/ Viêm da lở ngứa

Sắc nước lá vối đặc, lấy nước bôi vào vùng viêm da, lở ngứa để điều trị.

4/ Chữa viêm đại tràng mãn tính

Người bệnh viêm đại tràng mãn tính, thường xuyên đi ngoài ra phân sống, đau bụng âm ỉ có thể dùng khoảng 200g lá vối tươi, vò nát, hãm với 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ, dùng uống thay nước.

5/ Chữa đầy bụng khó tiêu

Dùng 6 – 12 g thân cây vối, sắc lấy nước đặc dùng uống 2 lần trong ngày.

Hoặc có thể dùng 10 – 15g nụ vối sắc lấy nước đặc, uống 3 lần trong ngày.

6/ Giảm mỡ máu

Sử dụng 15 – 20g nụ vối, hãm lấy nước, dùng uống như nước trà hoặc có thể nấu thành nước đặc, chia thành 3 lần uống trong ngày. Thường xuyên sử dụng để thấy hiệu quả điều trị.

7/ Chữa bệnh tiêu chảy

Bài thuốc thứ nhất:

Dùng 100g vỏ thân cây vối, vỏ thân cây sung 100g, lá phèn đen 100g, 100 g lá ơi tươi, 50 g hạt vải, 50g vỏ cây đại và 30 g quế mang đi sấy khô, tán thành bột mịn. Mang bột này luyện thành hồ rồi làm thành hoàn, đường kính bằng hạt đỗ đen. Mỗi lần dùng 12g, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc thứ hai:

Sử dụng 3 chiếc lá vối, vỏ ổi rộp 8g, núm của quả chuối tiêu 10g mang đi thái nhỏ, phơi khô. Sau đó sắc cùng với 400ml nước, đến khi cạn còn 100ml là được.

Khi dùng chia làm 2 lần, uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả sử dụng.

8/ Chữa tiểu đường

Dùng 15 – 20g nụ vối sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày. Hoặc sử một lượng nụ vối vừa đủ hãm với nước sôi uống thay trà.

9/ Chữa viêm gan vàng da

Sử dụng 200g rễ hoặc thân cây lá vối hãm với nước sôi dùng uống hàng ngày.

10/ Chữa lạnh bụng, cơ thể mệt mỏi

Dùng 16g lá vối khô, trần bì 16g, cam thảo 8g mang đi tán thành bột mịn. Cho thêm 3 lát gừng tươi sắc thành nước uống hoặc pha 25 – 30g với nước dùng uống hàng ngày.

11/ Hỗ trợ điều trị Gout

Nụ vối hoặc lá vối sắc lấy nước uống hàng ngày có thể hỗ trợ tiêu tích, làm tan khoáng chất Uric, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị bệnh Gout.

Lưu ý: Bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế tư vấn, hỗ trợ và phương pháp điều trị của bác sĩ.

12/ Hỗ trợ tiêu hóa cho phụ nữ mang thai

Lá vối hãm nước uống như trà có thể giúp phụ nữ mang thai hấp thụ các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời sử dụng nước lá vối cũng làm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ thống tiêu hóa. Điều này góp phần đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ và bé.

13/ Giúp lợi sữa

Sử dụng nước đun hoặc trà lá vối ngay từ đầu thai kỳ có thể làm tăng chức năng tuyến sữa, tăng cường sức khỏe và đảm bảo thể chất khi sinh con.

14/ Lợi tiểu, giải độc

Dùng lá vối nấu với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà hoặc nước giải khát có thể thanh lọc cơ thể, thanh nhiệt và hỗ trợ đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

15/ Giải độc lá ngón

Sử dụng một nắm tươi giã nát, cho thêm một ít nước dùng uống trực tiếp hoặc bơm vào dạ dày để giải độc lá ngón.

Một số lưu ý khi sử dụng Lá vối

Lá vối tươi có hiệu quả điều trị bệnh cao hơn lá vối đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, tính chất kháng viêm và kháng khuẩn của lá vối tươi rất mạnh nên có thể dẫn đến tình trạng tiêu diệt cả những loại khuẩn có lợi trong cơ thể. Do đó, người dùng nên sử dụng lá vối tươi để pha nước uống hàng ngày. Ngoài ra, những người quá gầy, suy nhược cơ thể, quá yếu ớt, thường hay bệnh vặt không nên dùng lá vối, nụ vối hoặc thân vối để điều trị bệnh.

Ngoài ra, khi uống nước lá vối người dùng nên chú ý một số vấn đề như sau:

Không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ uống một ấm trà hoặc một ly nước. Không được dùng thay nước lọc, bởi vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết.

Không uống nước lá vối khi đói và không được uống nước vối quá đặc. Nước lá vối có thể kích thích hệ thống tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột. Do đó, sử dụng nước lá vối đậm đặc có thể gây cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng, choáng váng,…

Nước lá vối hoặc nụ vối có thể thanh lọc cơ thể và mang lại một số cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên chú ý kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập khoa học. Ngoài ra, trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng để nắm rõ tình trạng sức khỏe và có liều lượng sử dụng phù hợp.

Ai không nên uống nước lá vối?

Nước lá vối tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể uống được.

Vối là một loại cây trồng phổ biến ở nước ta. Các bộ phận của cây vối như nụ vối, lá vối được người dân tận dụng nấu nước uống hàng ngày để giải khát cũng như điều trị một số loại bệnh.

Nước lá vối tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được.

Nước lá vối có tác dụng gì?

Lá vối tươi giúp điều trị tiểu đường

Để giúp điều trị bệnh tiểu đường, hãy sắc lấy nước lá vối khoảng 10 - 20g lá, chia thành 3 lần uống mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng nụ vối thay cho lá để tăng thêm hiệu quả điều trị, cách pha chế tương tự như nước lá vối tươi.

Phòng chống và cải thiện bệnh gout

Uống nước lá vối được sắc mỗi ngày giúp tiêu tan đáng kể khoáng chất uric có trong cơ thể. Từ đó giảm hẳn nguy cơ hình thành bệnh gout. Tuy nhiên tác dụng của lá vối tươi chỉ giúp hỗ trợ điều trị chứ không thể nào chữa khỏi tận gốc bệnh gout.

Uống nước lá vối chữa đầy bụng, khó tiêu

Trong nước lá vối tươi có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, kèm theo đó là hoạt chất tanin chống oxy hóa và chống viêm rất tốt. Do vậy khi bạn bị đầy bụng, khó tiêu có thể uống nước lá vối để giảm bớt tình trạng khó chịu.

Nước lá vối giúp giải độc gan

Sử dụng lá vối để sắc nước uống như uống trà hàng ngày sẽ giúp cơ thể giải độc, thanh lọc gan thận. Từ đó sẽ giúp bạn giải khát, lợi tiểu tốt hơn, các chất độc sẽ được đào thải qua cơ quan bài tiết.

Ngoài ra, nước lá vối còn có tác dụng giải độc gan hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ gây suy nhược cơ thể. Tuy nhiên để dùng nước lá vối chữa bệnh gan nhiễm mỡ, người dân cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Ai không nên uống nước lá vối?

Tuy nước lá vối rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được loại nước này. Dưới đây là những người không nên uống nước lá vối:

- Người quá gầy hoặc sức khỏe suy nhược không nên uống nước vối, bởi nước vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân.

- Phụ nữ có thai không nên uống nước vối quá đặc, quá nhiều vì ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, bài tiết.

- Mọi người không nên uống nước vối ngay sau bữa ăn, vì điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

- Trẻ em không nên uống nhiều nước vối.

- Người đang mất ngủ, hay bị rối loạn giấc ngủ cũng không nên uống nhiều nước vối.

- Người đang trong quá trình điều trị bệnh, đang dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn uống nước lá vối.

- Theo các chuyên gia, người dân nên uống nước từ lá vối khô, hạn chế dùng lá vối tươi vì chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết./.

Uống nước lá vối có tác dụng giảm cân?

(VTC News) - Nước lá vối là thức uống được nhiều người yêu thích, nhưng uống nước lá vối có tác dụng giảm cân không?

Vối là một loại cây thảo dược rất lành tính và nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Nước vối có nhiều tác dụng với sức khoẻ, một trong những tác dụng nổi bật là giảm cân.

Uống nước lá vối có tác dụng giảm cân không?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, lá vối tươi vốn chứa polyphenol, một hợp chất hỗ trợ ngăn chặn sản sinh alpha glucosidase. Từ đó, hỗ trợ giảm tốc độ hấp thụ đường, giúp người dùng giảm cân một cách tự nhiên và an toàn.

Nước lá vối rất dễ uống, thích hợp dùng hàng ngày để giải khát và giảm cân.

Ngoài tác dụng giảm cân, lá vối còn nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Bài viết của BS Vũ Duy Thành trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, theo Đông y, lá có vị đắng nhẹ, hơi chát, tính hàn, quy kinh phế, can, bàng quang; tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, điều hòa chức năng phổi, gan, bàng quang.

Nước vối có tác dụng giảm cân rất tốt.

Không chỉ là thức uống giải khát, thanh nhiệt, mát gan mà nước vối còn cung cấp một lượng nước, khoáng chất hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu, loại bỏ các độc tố trong cơ thể; cải thiện tình trạng tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại vi khuẩn gây hại trong đường ruột; hỗ trợ điều trị đái tháo đường do lá vối chứa polyphenol, hoạt chất có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Duy trì thường xuyên một lượng nước vối phù hợp sẽ giúp hỗ trợ hạ mỡ máu, bảo vệ tế bào B tuyến tụy, hỗ trợ tim mạch.

Công thức pha nước lá vối giảm cân

- Lá vối đem rửa sạch, vò nhẹ.

- Cho lá vối vừa rửa vào đun sôi trong khoảng thời gian 5 phút.

- Chờ khi nước lá vối nguội bớt, bạn hãy dùng.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Uống nước lá vối có tác dụng giảm cân không?". Nếu bạn đang có ý định giảm cân thì sử dụng nước lá vối là một trong những lựa chọn an toàn và hiệu quả.

Nên sử dụng lá vối khô.

TPO - Không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt cơ thể, nước lá vối còn là một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên nước vối không 'lành' như mọi người vẫn nghĩ, một số đối tượng phải 'tránh cho xa' loại nước này nếu không muốn mang bệnh.

“Khắc tinh” của bệnh gout

Gout thường được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu”, bởi nguyên nhân của căn bệnh này là rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Mà, nước vối có tác dụng tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu độc và giảm các chất béo.

Theo các bác sĩ, tác dụng của lá vối với bệnh gout là rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy vậy, do bệnh gout có nhiều nguyên nhân dẫn đến nên lá vối không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này được, thế nên các bạn cần có chế độ ăn uống và phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Chống lại bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy, trong lá vối có chứa hàm lượng polyphenol cao, được biết đến là thành phần có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cũng như các hoạt chất ức chế men alpha- glucosidase còn làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Nước vối: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào người ảnh 1

Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối. Ảnh minh họa: Internet

Trị bệnh ngoài da

Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,... Do đó, lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt…

Ngoài ra, người ta còn lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa lở da đầu rất hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn. Chất đắng trong lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa thức ăn, đồng thời chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu lá vối có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.

Nước lá vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Dùng 200g lá vối tươi vò nát, sau đó thêm khoảng 2 lít nước sôi vào và ngâm trong 1 giờ. Dùng nước này uống thay cho nước lọc để hỗ trợ chữa viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ.

Ngoài ra, thức uống từ lá cây vối còn trị được tiêu chảy. Lấy khoảng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 2 – 3 ngày sẽ thoát khỏi tình trạng bị “tào tháo rượt”.

Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bát nước vối thì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi. Ảnh minh họa: Internet

Chữa bỏng hiệu quả

Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

Giúp đào thải chất độc

Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bát nước vối thì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi.

Không những có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả, loại thức uống này còn giúp làm mát cơ thể và giải độc cho cơ thể thông qua đường tiết niệu.

Điều trị bệnh mỡ máu

Sử dụng lá hay nụ vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên, nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết, về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

Ngoài ra, những người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gày yếu không nên dùng.

Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.

Nên uống nước từ lá vối khô, nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết.

Kiêng uống ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa

Trẻ em không nên uống nước lá vối.

Nguồn: Internet






 






Đăng nhận xét

0 Nhận xét